Mở đại lý sơn - hợp tác cùng sơn Sochu
Lợi nhuận hấp dẫn - Hỗ trợ đại lý kinh doanh hiệu quả !
Mở đại lý sơn - hợp tác cùng sơn Sochu
Lợi nhuận hấp dẫn - Hỗ trợ đại lý kinh doanh hiệu quả !
Có nhiều nguyên nhân sau khiến công trình xây dựng bị thấm dột, sau đây chúng tôi sẽ nói đến một số nguyên nhân thường gặp như:
1 . Thời tiết, khí hậu: Việt Nam là nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều. Hiện nay do tác động xấu của con người tới môi trường, khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày hoặc giữa các ngày cao khiến các loại vật liệu xây dựng bị co ngót, giãn nở, cong vênh nhiều khiến chất lượng công trình suy giảm. Khi đó, nước do mưa ở ngoài nhiều hoặc do trong quá trình sử dụng, có thể dễ dàng ngấm sâu vào tường, sàn. Điều này khiến nhà vệ sinh cũng như các vị trí tường, trần khác dễ bị thấm dột.
2 . Thiết kế thi công chống thấm nhà vệ sinh chưa đúng kỹ thuật, vật liệu xây dựng không chuẩn: Trong một căn nhà nhưng có khi nhà vệ sinh ở khu vực này bị thấm dột nhưng cái còn lại không bị ảnh hưởng gì. Sự khác biệt về việc bị thấm dột giữa các công trình trong cùng một vùng khí hậu cũng tồn tại. Đó là do yếu tố kỹ thuật khi xây dựng không đúng hoặc vật liệu xây dựng khi sử dụng không đạt chuẩn chất lượng. Một công trình xây dựng muốn bền vững cần sự đồng bộ từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệu, thi công và hoàn thiện. Nếu chỉ cần một khâu nào đó bị không được xem trọng hoặc bị mắc sai sót sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng kết cấu của toàn bộ công trình, khiến tình trạng thấm nước sớm xuất hiện.
3 . Nhận thức tầm quan trọng về chống thấm dột nhà vệ sinh: Thực tế hiện nay, mọi người thường chú ý đến hình dáng, thiết kế bề ngoài cũng nhưng nội thất trang trí bên trong của căn nhà hoặc từng phòng. Nhưng chưa thực sự chú trọng đến công tác chống thấm dột cho căn nhà, đặc biệt là khu vực nhà vệ sinh. Hoặc nếu có chỉ tiến hành qua loa, sơ sài bằng lớp vữa, lớp xi măng, sơn bên ngoài.
Như vậy, để chống thấm dột hiệu quả cần giải pháp thống nhất từ thiết kế, chọn nguyên vật liệu, thi công, hoàn thiện đến giảm thiểu sự tác động xấu của môi trường bên ngoài tới công trình.